Saturday, November 17, 2018

Trần Đức Trực là ai?


Tôi Làm Báo Người Việt 11- 01
Trần Đức Trực là ai?

Trong tháng 4 và tháng 5, 2008, có hai bài viết ký tên Trần Đức Trực phổ biến trên internet, và ngay cả trên báo Người Việt. Có người hỏi: Ông Trần Đức Trực là ai mà có vẻ thấu đáo về ông Đỗ Ngọc Yến và báo Người Việt đến vậy? Ở đây tôi chưa bàn về nội dung “thấu đáo” của hai bài báo đó. Tôi chỉ xin gợi ý để xem có thể trả lời được câu hỏi ông Trực là ai không.
Trong bài  Biểu tình chống báo Người Việt và vấn đề chống Cộng”  phổ biến vào đầu tháng 4, tác giả Trần Đức Trực tự giới thiệu: Người viết bài này, từng quen biết và họat động sinh viên thanh niên với Đỗ Ngọc Yến từ thời trai trẻ, lại cũng là chỗ bạn bè của nhiều người trong báo Người Việt. Tôi trình bày vấn đề với tất cả những gì tôi biết. Vị nào thắc mắc muốn chất vấn hay phản bác, xin cho biết. Tôi sẵn sàng chia sẻ, thảo luận thêm để làm sáng tỏ vấn đề.
 Trong bài “Chống Cộng theo kiểu “Chí Phèo Bolsa””, cũng tác giả Trần Đức Trực lại tự giới thiệu  Ông Đỗ Ngọc Yến, tôi biết ông từ thuở họat động sinh viên với nhau, qua Mỹ cũng thỉnh thoảng ghé nhà thăm ông, chưa hề lần nào tôi thấy ông lộ ý bênh vực CSVN trong các câu chuyện bàn về chính trị. Ông là nhà báo, ông đi tìm hiểu, tiếp xúc với đủ mọi thứ người, chuyện không có gì bất bình thường của nghề báo.”
Vậy thì,
1-   Ông Trực biết ông Yến từ thời trai trẻ, cùng hoạt động sinh viên, thanh niên với nhau, lại cũng là bạn nhiều người trong báo Người Việt. Tôi, Đỗ Việt Anh, cũng quen biết ông Yến từ thời trai trẻ, cùng hoạt động Hướng Đạo, Sinh Viên, Thanh Niên với ông Yến, ông Yến gọi tên tôi hàng ngày là Bí từ xa xưa rồi, tức là chúng tôi khá thân đấy, nhưng chưa bao giờ biết ông Yến có người bạn tên Trần Đức Trực. Trong quyển sách tập hợp hơn 50 người bạn lâu năm của ông Yến viết về ông Yến, không thấy có ông Trần Đức Trực. Tôi tin chắc chắn rằng không ai nghe đến tên Trần Đức Trực là bạn ông Yến, và nếu hỏi tất cả những người gọi là “anh em trong nhóm Người Việt”, xin họ chỉ đích thị ai là Trần Đức Trực, chắc chắn họ không chỉ được. Danh xưng “Trần Đức Trực” là một “Bút hiệu”, lần đầu tiên xuất hiện trên cõi đời này. Bút hiệu đó là của ai?
2-   Ông có bút hiệu Trần Đức Trực, gọi là có “tên ma” thì đúng hơn, như tự giới thiệu, có sinh hoạt từ lâu lắm rồi với ông Yến. Ông Đỗ Ngọc Yến có rất nhiều bạn, phải nói cả bàn dân thiên hạ đều có thể là bạn ông Yến, nhưng số người hồi xưa cùng hoạt động thanh niên, sinh viên với ông Yến, lại đủ thân để biết rõ ông Yến, mà lại ở hải ngoại, chắc không quá 300. Đó là tôi cố thổi phồng con số cho nhiều đấy. Trong số 300 đó, lại phải “cũng là chỗ bạn bè của nhiều người trong báo Người Việt”, lại cũng ở Nam California “thỉnh thoảng ghé nhà ông Yến” thì chắc chỉ có khoảng 100 người là cùng.
3-   Trong số 100 người này, phải là những người thân cận lắm với ông Yến mới hiểu rõ cơ chế hoạt động của báo Người Việt. Ông Trần Đức Trực biết rõ vai trò, quyền hạn của Hội Đồng Quản Trị (HĐQT), Ban Điều Hành, Tổng Giám Đốc (TGĐ), Chủ Nhiệm, Chủ Bút, biết rõ công ty Người Việt tổ chức theo lối Mỹ nhưng hành xử còn theo kiểu Việt Nam. Quí vị có tin rằng 100 ông “bạn thân” đó của ông Yến biết được mọi chuyên là nhờ trò chuyện với ông Yến, hoặc với ai đó trong Người Việt, để 100 ông ấy nói rằng Tổng Giám Đốc cũ lộng quyền?, và lại bắt lỗi HĐQT là không có hành động thích đáng khi TGĐ hành xử sai quấy? Tôi đoan chắc rằng trong 100 ông bạn thân này chỉ có được chừng (trên, dưới) 20 ông là cùng, biết được một số trong những điều trên. Ông Trực viết rằng “Tất cả các người trong HĐQT và nhiều người trong Ban Biên Tập của tờ báo là bạn học, bạn Hướng Đạo, họat động sinh viên, thanh niên, bạn làm báo của ông Yến từ Việt Nam. Trừ ba người đã chết trước ông (Trần Đại Lộc, Lê Đình Điểu, Ngô Mạnh Thu) những người đó là cốt lõi đã làm nên công ty và tờ báo Người Việt.” Vâng, nhóm đó gồm khoảng 20 người, họ vẫn được mệnh danh là “Nhóm anh em Người Việt”, tôi cũng là một người trong nhóm đó. Lạ một điều, không ai trong nhóm đó lên tiếng một cách chính thức về các sự lôi thôi xẩy ra, và ông Trực lên tiếng giùm. Ngay cả những nhân viên Người Việt, dù làm việc ở đây có đến 20 năm chăng nữa, cũng không biết được những điều như ông Trần Đức Trực biết. Chính ông Trực biết như vậy, nên trong bài Biểu tình chống báo Người Việt và vấn đề chống Cộng” ông đã viết “Trong cuộc họp báo ngày 27/3/08 tại phòng sinh hoạt của nhật báo Viễn Đông, ông Ngô Kỷ vẫn cứ dựa vào câu trả lời phỏng vấn Đài BBC của ông Vann Phan, tân tổng thư ký nhật báo NV, là hai người (chủ bút Vũ Ánh và tống thư ký Vũ Quí Hạo Nhiên mất chức chỉ là biện pháp hành chánh) để nói rằng báo NV đã không sa thải những người đó. Ông Vann Phan đã không nắm vững các quyết định và sự việc ở các cấp chỉ huy cao hơn ông và ông cũng chưa được thông báo sớm sủa cho rõ, khi ông trả lời ông Trần Đông Đức phỏng vấn cho BBC, nên đã trả lời sai bét như vậy.” Ông Vann Phan lúc trả lời phỏng vấn đang là Tổng Thư Ký, một chức vụ không nhỏ trong toà báo, mà cũng không có nhiều hiểu biết nội tình báo Người Việt như ông Trực. Ông Trực phải là một trong số 20 người rất thân cận với ông Yến, phải là trong “Nhóm anh em Người Việt.”
4-   Và hầu hết 20 ông bạn thân này của ông Yến phải có hoạt động với ông Yến trong báo Người Việt. Tôi, Đỗ Việt Anh, từng có thời gian làm TGĐ công ty, Chủ Nhiệm, Chủ Bút báo Người Việt, là một trong 20 người đó, tin rằng tôi biết được nhiều điều như vậy, nhưng không phải là biết tất cả. Vậy thì, “Trần Đức Trực” là bút hiệu một trong 20 ông này. Nhưng là ai? Trong 20 ông bạn thân của ông Yến từ thời trai trẻ, làm việc trong báo Người Việt mà viết lách hay, tôi không nghĩ có được đến 2, 3 người. Ngay ông Yến cũng không viết hay. Lát nữa chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về con số ít ỏi đó. Bây giờ chúng ta để ý đến một giả định khác: Một trong số 20 người nêu trên kể chuyện cho ông Trần Đức Trực, một người bạn lâu đời bình thường của ông Yến, như cái cách ông ta muốn mọi người hiểu qua câu tự thuật dẫn thượng “cũng thỉnh thoảng ghé nhà thăm ông (Yến).” Có thể có người đó không? Xin thưa: Không! Vì sao?
5-   Bởi vì, cái lối viết, trình bày vấn đề, chữ nghĩa dùng trong hai bài nêu trên, nhất là bài đầu tiên là bài phải dụng tâm rất nhiều (dụng tâm để làm gì, tôi sẽ trình bày trong một dịp khác), cho thấy không phải ai cũng viết được như vậy. Người đó phải được đào tạo, tôi luyện rất nhiều trong trường văn bút, phải gối đầu giuờng quyển sách “Sổ tay ký giả”, tài liệu phổ biến nội bộ của báo Người Việt (nhưng số in 1,000 quyển), do ông Đỗ Quý Toàn soạn thảo. Người đó cũng phải đủ thân cận để một ông trong số 20 ông kể trên tin cậy, và kể chuyện cho mà viết. Có một nhà văn làm trong báo Người Việt, cũng khá thân (hay có vẻ được coi là thân) với vài ông trong số 20 ông, nhưng lối viết của ông nhà văn này khoa trương, điệu bộ, làm dáng, chữ thì nhiều mà chẳng bao nhiêu ý, cái kiểu đao to búa lớn, sẽ không viết được cái kiểu hiền hậu mà xỏ xiên, đạo nghĩa mà thủ đoạn, như hai bài của ông Trực. Ông nhà văn này là một trong hai người làm truyền thông ở Quận Cam được anh em trong giới xưng tụng là có khả năng “tài lọt” rất khá. Nhiều người phải lắc đầu cái cách ông ta “săn sóc” ông Đỗ Ngọc Yến. Người ta cũng khinh ông vì đã từng vỗ ngực tự xưng là tay chống mọi cường quyền, là kẻ vững vàng trước mọi bão tố, sau đó lại quên hết, đi kiếm danh, lợi với đám văn nô VC, về Việt Nam để mong được in “tác phẩm vĩ đại dài hơn tác phẩm lớn của Nguyễn Mộng Giác ít nhất một chữ” của ông. Chính ông này tuyên bố bỏ NV, ít tháng sau xin xỏ trở lại nhưng bị chúng tôi từ chối. Ông thứ hai không phải nhà văn, nhưng rất nổi tiếng về to miệng. Tôi được chứng kiến “khả năng” tài lọt của “ông làm truyền thông to miệng” khi phục vụ “cô chủ nhỏ” trong vài ngày hội họp ở Ba Lan. Cả hai ông đều đáng thương. Ông Trực không thể là hai ông nhà văn, nhà “nói” kể trên, nên nhiều người tin rằng ông Trực là một ký giả đang làm việc ở ban biên tập Người Việt vì nghe nói ông ký giả được nghỉ hai tuần “để làm việc cho Ban Điều Hành”. Ông ký giả đó có thể là tác giả hai bài báo ký tên ông Trực không? Không, mặc dù hai bài đó xuất hiện mấy tuần sau khi ông ký giả hết hạn nghỉ. Ông ký giả này quen thói làm việc cho cơ quan tuyên truyền của chính phủ VNCH, nên bản tin Việt Nam nào viết cho báo Người Việt ông cũng chửi Cộng Sản Hà Nội sa sả. Bản tin ông viết thì sự kiện chỉ chiếm 10%, còn 90% là quan điểm tuyên truyền, khẩu hiệu chống cộng. Ông đó không có khả năng viết hai bài của ông Trực. Ông ấy chắc chắn sẽ lợi dụng cơ hội viết 2 bài này để chửi rủa Cộng Sản Hà Nội như tát nước vào mặt, nhưng sẽ viết rất hời hợt, mà 2 bài của ông Trực không hời hợt. Hai tuần lễ nghỉ đó có thể chỉ là đi săn lùng dữ kiện cho hai bài viết, mang về cho “ông Trực” (và cả nhóm bàn thảo, góp ý?).  Người ta nghi rằng đó là bài viết của ông ký giả trên vì bài viết đầu tiên đã được chuyển cho một website đăng trước, một website ông ký giả có giao tế mật thiết, rồi sau đó Người Việt lấy đăng lại, (em ngây thơ lắm, chả biết gì cả, chỉ đăng lại thôi!). Tóm lại, kể cả hai ông nhà văn, nhà “nói” tài lọt và ông ký giả quen nghề tuyên truyền cùng không thể viết hai bài của ông Trực.
6-   Vậy thì, 2, 3 người đó là ai? Nhiều yếu tố để suy nghĩ: (a) Quen thân ông Yến từ thời xa xưa, cùng sinh hoạt Hướng Đạo, thanh niên, sinh viên, và cùng làm báo, (b) thấu đáo định chế và nội tình công ty và tờ báo NV, (c) viết rất hay, nắm vững kỹ thuật viết trong “Sổ Tay Ký Giả” của báo NV. (d) Tuy nhiên, người đó chỉ theo kỹ thuật viết của sách đó thôi, chứ không giữ phần đạo đức nghề nghiệp cũng được huấn giảng trong sách đó, vì đã không tôn trọng sự thật, cố tình xuyên tạc, bôi nhọ người khác với ác ý dù với giọng điệu chững chạc, đạo mạo của một nhà giáo. Đó là người đạo đức giả, ném đá giấu tay. Đó là một Nhạc Bất Quần. Ngay cả danh xưng “Trần Đức Trực” cũng không phải tình cờ, lấy đại cho xong. Tại sao họ Trần?, không lẽ họ Đỗ (Đỗ Quý Toàn, Đỗ Việt Anh, Đỗ Bảo Anh …), không lẽ họ Ngô (Ngô Nhân Dụng), không lẽ họ Phan (Phan Huy Đạt). Trong “nhóm anh em NV” và bạn bè thân thiết với NV chỉ có hai người họ Trần: Trần Văn Ngô (ở bên Tây, vài năm mới qua California một lần,) và Trần Mộng Tú (một nữ thi sĩ), không biết 2 vị này có gợi hứng để “ông Trực ma” lấy làm họ hay không. Danh xưng đó lại phải có mấy chữ kêu to về đạo đức một tí, như “Đức”, như “Trực”, nghĩa là mang đầy vẻ đạo đức, thâm nho. Tôi sẽ đề cập chuyện đạo đức này khi góp ý về nội dung của hai bài viết ký tên Trần Đức Trực.
      Hai bài viết của ông Trần Đức Trực dưới dạng trao đổi thư từ email với “Chị Mỹ Linh”. Trong báo NV có một vị tính tình vui vẻ tên Mỹ Linh, không biết vị này có biết Trần Đức Trực không?
Cuối cùng: Người đó là ai? Xin quí vị dựa vào 4 yếu tố nêu trên (a, b, c, d), kiểm điểm khuôn mặt các vị thuộc nhóm NV (trên, dưới 20 người), chắc là tìm được câu trả lời, vì sẽ không có hai người như thế. 






No comments:

Post a Comment